U tuyến yên là dạng u tuyến nội tiết, chi phối các chất nội tiết, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của cơ thể. Bệnh nhân u tuyến yên thường bị tăng tiết một hoặc nhiều chất nội tiết khác nhau hoặc suy yên toàn bộ. Lúc này cơ thể không đủ chất nội tiết để phát triển.
Nếu u tuyến yên của bạn biểu hiện triệu chứng và ảnh hưởng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định mổ sớm. Tuy nhiên trước khi mổ, bạn cần thực hiện xét nghiệm để đánh giá các chất nội tiết trong cơ thể đang tăng hay giảm. Từ đó, bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp, có thể điều trị nội tiết ổn định, điều chỉnh các thông số về chất nội tiết, sau đó mới phẫu thuật thần kinh mổ u tuyến yên.
Chưa rõ tình trạng u tuyến yên của bạn như thế nào, tuy nhiên không nên chủ quan. Trong tình huống u tuyến yên với thể bệnh u tuyến yên xuất huyết, nghĩa là khối u phát triển cùng với các mạch máu trong u. Các mạch máu này không có các cấu trúc như mạch máu bình thường, nguy cơ vỡ cao. Nếu u tuyến yên xuất huyết đột ngột có thể gây mù mắt. Khi đó, bệnh nhân cần phải được mổ cấp cứu trước, các chất nội tiết tăng hay giảm được điều chỉnh sau cuộc mổ.
Bạn còn bị phình mạch máu não, các túi phình thường có cấu trúc thành mạch không bình thường, có thể mỏng hơn các khu vực khác. Sau thời gian chịu áp lực của dòng máu, các túi phình này dễ vỡ, dẫn đến xuất huyết dưới nhện. Bệnh lý này có những biểu hiện như đột quỵ xuất huyết não, triệu chứng chính là đau đầu dữ dội, nguy hiểm tính mạng.
Bác sĩ can thiệp điều trị phù hợp tùy theo vị trí của túi phình bị vỡ. Phương pháp phổ biến là can thiệp nội mạch. Bác sĩ dùng vòng xoắn kim loại để bít túi phình, loại bỏ túi phình khỏi vòng tuần hoàn để tránh nguy cơ vỡ, tái phát.
Với u tuyến yên và phình mạch máu não, bạn nên đi khám chi tiết và quyết định mổ phù hợp. Bệnh viện Tâm Anh có đầy đủ các phương tiện, kỹ thuật để chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
" alt=""/>Bị u tuyến yên có nên mổ sớm không?Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu không chỉ là nơi giới thiệu vẻ đẹp văn hóa đa dạng mà còn là kết nối cộng đồng, quảng bá hình ảnh Lai Châu đến bạn bè trong và ngoài nước (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu).
Tại không gian này, mô hình nhà sàn của người Thái và Hà Nhì được tái hiện, là biểu tượng của sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Kiến trúc nhà sàn không chỉ phục vụ đời sống mà còn phản ánh thẩm mỹ và tri thức dân gian qua cách lựa chọn vật liệu, thiết kế mái, bố trí không gian.
Bên cạnh đó, các bộ trang phục đặc trưng như váy thổ cẩm rực rỡ của người H'Mông, áo dài cổ thêu hoa văn tinh xảo của người Lự hay những chiếc khăn piêu mềm mại của người Thái được trưng bày, làm nổi bật sự sáng tạo và tinh tế trong nghệ thuật dệt may thủ công.
Du khách có dịp thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị núi rừng như cơm lam, thịt trâu gác bếp, rượu cần, mèn mén tại không gian văn hóa. Những món ăn không chỉ là tinh hoa ẩm thực mà còn chứa đựng câu chuyện về đời sống sinh hoạt và triết lý văn hóa của các dân tộc.
Nơi gặp gỡ các giá trị văn hóa phi vật thể
Không gian văn hóa không chỉ trưng bày vật chất mà còn là nơi tái hiện các giá trị văn hóa phi vật thể. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật như múa xòe Thái, hát then, khèn Mông, nhảy lửa của người Dao đỏ mang đến trải nghiệm thực tế, giúp du khách hiểu sâu hơn về tinh thần và tâm hồn của các dân tộc Lai Châu.
Du khách nước ngoài thích thú với phần trình diễn kỹ thuật thêu hoa của người Hà Nhì (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Lai Châu).
Một số lễ hội truyền thống với nghi lễ độc đáo như lễ hội Gầu Tào (H'Mông), lễ cầu mưa (Thái) cũng được tái hiện, thể hiện mối quan hệ thiêng liêng giữa con người với thiên nhiên và tín ngưỡng tâm linh.
Bên cạnh đó, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng và trải nghiệm những nhạc cụ truyền thống như đàn tính, sáo mèo, trống đồng, những âm thanh phản ánh đời sống và tâm tư tình cảm của các cộng đồng dân tộc.
Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Không gian văn hóa các dân tộc không chỉ mang tính chất triển lãm mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm gìn giữ và phát huy di sản. Lai Châu đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa qua việc khuyến khích truyền dạy nghề thủ công, phục dựng các lễ hội, quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc đến công chúng.
Một khu không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Lai Châu).
Các sản phẩm như thổ cẩm, đồ mây tre đan, trang sức bạc được trưng bày không chỉ là món quà lưu niệm mà còn là minh chứng sống động về sự khéo léo và sáng tạo của các nghệ nhân.
Nhiều lớp học, hội thảo, sân chơi dành cho giới trẻ được tổ chức để truyền dạy các kỹ năng truyền thống như dệt vải, làm nhạc cụ, biểu diễn nghệ thuật.
Không gian văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu không chỉ là nơi quảng bá vẻ đẹp truyền thống mà còn là cầu nối gắn kết cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Hoạt động này giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử, bản sắc và đời sống của các dân tộc thiểu số, từ đó tạo động lực để bảo tồn và phát triển văn hóa.
Trước đó, chương trình Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng đã diễn ra các ngày 22-24/11 (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu).
Không gian văn hóa các dân tộc tại Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024 là một điểm nhấn quan trọng, mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về sự đa dạng và phong phú của văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh những giá trị truyền thống mà còn là bước đi ý nghĩa để quảng bá và nâng tầm hình ảnh Lai Châu trên bản đồ du lịch Việt Nam.
" alt=""/>Không gian văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu: nơi gìn giữ và tôn vinh bản sắcMẹ giải thích vì thấy Quân không quen ai dù đã lớn tuổi, "hay là con có bệnh gì khó nói à?", bà hỏi. "Đúng rồi đó, con trai của mẹ có rất nhiều bệnh không biết chia sẻ với ai và những bí mật đó con chỉ muốn giữ cho riêng con thôi", Quân đáp. Nghe xong câu trả lời của con trai càng khiến mẹ Quân lo lắng.
Ở diễn biến khác, Mai Anh (Hương Giang) lao vào phòng làm việc hỏi Quân: "Em có điểm gì kém cô ta?". Quân giả vờ không biết và hỏi lại: "Cô nào?". Mai Anh tiếp tục: "Anh biết thừa em nói về ai mà. Cô ta đang dùng laptop của anh đấy". Quân tỉnh bơ: "Đúng rồi, cô ấy trả tiền cho anh rồi". Một người mẹ đơn thân rất sòng phẳng và sẵn lòng đối mặt với cả thế giới, vì thế nên anh mới thích cô ta?".
Quân nhắc Mai Anh rằng hai người đang ở công ty và cô đang can thiệp vào cuộc sống của anh. "Em đang chen nhau vào các mối quan hệ của anh, anh thực sự không thoải mái đâu. Em đi quá giới hạn của mình rồi đó", Quân nói.
Dù liên tục phủ nhận tình cảm của mình với Hạnh nhưng khi thấy cô nói chuyện với người yêu cũ, Quân ghen ra mặt. Không rõ vì sao Hạnh lại phải vào viện và về nhà rất muộn với gương mặt phờ phạc.
Chứng kiến cảnh Hạnh và Trung (Quang Trọng) có cử chỉ thân mật ở sân tập thể, Quân hỏi: "Giờ này mới chịu về đó à? Điện thoại thì không liên lạc được hóa ra là đang bận đi hẹn hò à? Con gái của mình thì giao người khác giữ. Cô thực sự không biết cách làm mẹ sao? Happi là con ruột của cô, hãy chăm sóc nó một cách tử tế vào. Trong khi cô đang vui vẻ hẹn hò thì con gái cô phải nhập viện để cấp cứu đó".
Hạnh có giải thích với Quân để tránh bị hiểu lầm? Tại sao mẹ con Quân lại đưa Happi đi cấp cứu? Lý do Hạnh nhập viện là gì? Diễn biến chi tiết tập 14 Đừng làm mẹ cáuphát sóng vào 21h40 tối 13/1 trên VTV3.
Quỳnh An